24/07/2020 14:07:27 | 1562 lượt xem
Bài văn khấn tại nhà vào ngày mùng 1 và ngày rằm là cầu nối thể hiện lòng thành của con cháu tới gia tiên tiền tổ. Cùng tuvituongphap.com đi tìm hiểu sâu hơn về bài văn khấn gia tiền tại nhà và những điều cần biết nhé.
Đối với người dân Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên từ lâu đã trở thành truyền thống văn hóa đẹp trong lòng mỗi người. Trong mỗi nhà, bàn thờ tiên tổ luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất, thể hiện sự kính trọng.
Trong tín ngưỡng người Việt, ngày mùng 1 được coi là ngày Sóc, còn ngày rằm được coi là ngày Vọng. Những ngày tưởng nhớ đển gia tiên này đều được cúng theo âm lịch hàng tháng với ý nghĩa khác nhau. Cúng bái vào ngày Sóc được cho là cầu những điều may mắn và thành công công mới, xua đuổi vận xui của tháng cũ. Còn ngày Vọng, theo quan niệm dân gian, ngày này có sự thông suốt của mặt trăng lên mặt trời. Trong những ngày này, con cái chỉ cần thành tâm cầu khấn, gia tiên tiền tổ sẽ nghe thấy tiếng lòng và độ cho con cháu được như ý.
Làm cỗ cúng bái gia tiên ai cũng làm được. Nhưng để lòng thành kính được gửi gắm trọn vẹn thì không phải ai cũng biết khấn đúng cách. Bởi vậy, những bài văn khấn nôm truyền thống tại nhà ra đời.
Những lễ vật được sử dụng để dâng lên tổ tiên đều thanh khiết. Đồ ăn, mâm cúng phải nguyên vẹn, chưa ai được nếm thử. Món cúng cần được múc riêng, đặt trang trọng và tôn kính nhất. Việc này thể hiện lòng tôn kính với gia tiền tiền tổ trong tín ngưỡng người Việt.
Tín ngưỡng xem bói ở nông thôn truyền tai nhau, nếu mùa màng bội thu, việc đầu tiên chúnng ta cần làm là chọn những quả đẹp nhất, ngọt thơm nhất để trình tiên tổ, thể hiện tấm lòng thảo của con cháu.
Việc cúng bái gia tiên không bắt buộc. Tùy thuộc tín ngưỡng văn hóa mỗi vùng và tấm lòng thành kính của con cháu. Nếu nhớ đến tổ tiên, nhang khói những ngày Sóc Vọng giúp ban thờ thêm ấm cúng, gia đình vui vẻ, hạnh phúc. Những dịp này giúp con cháu có cơ hội xum vầy, đoàn tụ, rút ngắn khoảng cách địa lý do cuộc sống thay đổi từng ngày.
Theo quan niệm xưa cũ của người Việt, văn khấn gia tiên sẽ do người trưởng nam đứng ra làm chủ. Văn khấn được cúng theo lịch âm hàng tháng. Lễ vật đơn giản bao gồm: Trầu cau, hoa quả, vàng hương, nước lạnh, rượu. Lễ vật có thể tăng lên, tùy thuộc vào lòng thành kính của con cháu.
Người chủ gia đình khi thực hiện văn khấn gia tiên cần chỉnh tề quần áo, thắp hương, cung kính khấn bái ông bà, tiền tổ. Cần lưu ý vai vế, vị trí khi thực hiện nghi lễ mời các vị tổ tiên.
Văn khấn gia tiên không chỉ giúp con cháu thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ tới cha mẹ, ông bà, gia tiền tiền tổ, mà còn giúp gia chủ xua đi vận hạn năm mới, rước về tài lộc, con đường công danh, sự nghiệp thăng hoa nở rộ.