24/07/2020 15:07:05 | 2015 lượt xem
Văn khấn ngày giỗ thay lời con cháu gửi tới người đã khuất lòng biết ơn, kính trọng và tình yêu thương vô bờ bến. Ngày giỗ là một nét đẹp văn hóa tâm linh được lưu truyền hết từ đời này sang ngày khác. Cúng giỗ ông bà, cha mẹ nhằm giúp con cháu luôn tưởng nhớ đến những người đã khuất. Cùng tuvituongphap.com tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé.
Giỗ là ngày tưởng nhớ người thân đã qua đời. Đây là ngày lễ quan trọng của người Việt, được tính theo Âm lịch. Đây là ngày con cháu thể hiện lòng hiếu kính và tình yêu thương vô hạn đến người đã khuất. Tùy từng điều kiện gia đình, hoàn cảnh mà quy mô ngày giỗ được tổ chức to hay nhỏ. Nhà giàu thì mở cỗ linh đình. Nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, ba nén nhang, một đôi nến và vài món ăn giản dị cúng người mất cũng đã có lòng Thành kính đối với người đã mất.
Giỗ đầu là ngày giỗ được tổ chức sau khi người mất tròn 1 năm. Ngày này vẫn nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Một năm vẫn chưa đủ để người thân khuây khỏa đi mỗi mất mát to lớn. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Trong thời gian cử hành, con cháu vẫn kêu khóc như ngày tang lễ, thể hiện lòng xót thương vô hạn vì sự ra đi của một người. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.
Giỗ hết là ngày được tổ chức sau khi người mất tròn 2 năm. Ngày này vẫn ở trong thời kỳ tang. Gia đình vẫn tổ chức rất trang nghiêm, trong gia đình con cháu có thể vẫn mặc tang phục và than khóc.
Giỗ thường là những ngày giỗ tiếp sau kể từ 3 năm trở đi.Trong ngày này, con cháu không phải mặc lễ phục, cũng không còn cảnh bi ai, sầu thảm, khó đưa đám như ngày tổ chức tang lễ nữa. Đây là dịp để con cháu người quá cố sum họp để tưởng nhớ người đã khuất và diện mời khách không còn rộng rãi như 2 giỗ trước.
Lễ cúng giỗ vẫn đầy đủ lễ vật như những lễ cúng khác, bao gồm: Hương nhang, hoa đủ 9 bông, ngũ quả (đẹp, tròn, không dập thối), 5 cái oản, vàng mã và mâm lễ mặn gồm có ván xôi, gà trống luộc, các món cơm canh…
Trong ngày giỗ thường, con cháu, họ hàng thân thiết đều quy tụ cùng nhau quây quần, sum họp. Ngày lễ này không còn mời láng giềng, bạn bè như hai ngày lễ trước đó nữa. Con cháu cùng nhau làm cái giỗ ấm cúng cho ông bà, cha mẹ.
Theo phong tục dân gian, trước ngày trọng giỗ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng còn có lễ Tiên Thường. Tiên Thường được xem là ngày giỗ trước. Trong ngày này, người đứng ra làm giỗ phải làm một cái lễ báo Thổ Thần để xin phép cho hương hồn người được cúng giỗ về thụ hưởng và cho phép vong hồn nội ngoại gia tiên nhà mình về cùng dự giỗ.
Sau đó, gia chủ phải ra mộ người đã khuất mời người đó về nhà thụ hưởng. Trong ngày này, con cháu cũng ra mộ sửa sang lại mộ phần người đã khuất. Từ sáng ngày Tiên Thường, gia chủ đã phải lau chùi bàn thờ, bày biện lễ vật của gia chủ và người gửi giỗ.
Ngày Tiên Thường bao gồm 2 lễ gia chủ phải làm: lễ cúng yết cáo Thổ Thần và lễ cáo Gia tiên với: hương, hoa, quả, phẩm oản, tiền vàng, trầu, rượu, lễ nặm cúng dâng và khấn theo bài văn khấn.
“Nam mô a di đà phật !
Nam mô a di đà phật !
Nam mô a di đà phật !
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……………(Âm lịch)
Ngày trước giỗ – Tiên Thường của………………..
Tín chủ con là:……………Tuổi………………..
Ngụ tại:………………………………….
Nhân ngày mai là ngày giỗ của………………………………….
Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, trước án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.
Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh linh thiêng hiển hiện trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!”
Xem thêm bài cúng ông Táo và những điều cần kiêng kỵ tại bài viết TẾT ÔNG CÔNG ÔNG TÁO, NHỮNG ĐIỀU TỐI KỴ MÀ NHIỀU NGƯỜI MẮC PHẢI để chuẩn bị cho dịp tiễn công Táo về trời sắp tới nhé.